Tiêu chuẩn an toàn thiết bị nâng hạ gồm những gì? Trong ngành công nghiệp và xây dựng, thiết bị nâng hạ đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển, nâng hạng hóa, vật liệu một cách an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng sai quy cách hoặc thiếu kiểm tra có thể dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng. Dưới đây là những tiêu chuẩn an toàn thiết bị nâng hạ quan trọng được áp dụng cho thiết bị nâng hạ hiện nay. Hãy cùng Xe cẩu Xuân Mười tìm hiểu chi tiết nhé!
Mục lục
Thiết bị nâng hạ là gì?
Thiết bị nâng hạ là loại máy móc có khả năng di chuyển và nâng hạ các vật nặng, cồng kềnh từ vị trí này sang vị trí khác hoặc nâng lên, hạ xuống ở một độ cao nhất định. Đây là dòng thiết bị chuyên dụng thường được sử dụng trong các gara sửa chữa ô tô, xưởng cơ khí, khu công nghiệp, hoặc các cơ sở lắp ráp, sửa chữa và rửa xe quy mô lớn. Một số loại thiết bị nâng hạ phổ biến có thể kể đến như cẩu trục, cầu nâng một trụ, cầu nâng hai trụ, cầu nâng cắt kéo, hay kích thủy lực… Mỗi loại được thiết kế với những tính năng riêng biệt, phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng cụ thể trong từng lĩnh vực.
Tầm quan trọng của tiêu chuẩn an toàn thiết bị nâng hạ
Các thiết bị nâng hạ như cần trục, xe nâng, thang máy, và câu trục thành phần không thể thiếu trong các hoạt động vận chuyển và sản xuất. Tuy nhiên, nguy cơ tai nạn liên quan đến thiết bị nâng hạ là rất cao, từ hệ thích bố an toàn cho đến nguy cơ đổ vỡ hoặc lối kỹ thuật. Do đó, các tiêu chuẩn an toàn thiết bị nâng hạ đóng vai trò là kim chỉ nam trong việc giảm thiểu nguy hiểm và đảm bảo hoạt động được vận hành đúng quy trình.
Tiêu chuẩn an toàn thiết bị nâng hạ theo quy định Quốc gia về kỹ thuật
Các thiết bị nâng hạ nằm trong danh mục quy định tiêu chuẩn an toàn thiết bị nâng hạ phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 4244:2005 về thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật. Cụ thể:
- Dấu hiệu và nhãn mác: Các thiết bị phải được gắn đầy đủ tem, nhãn, biển cảnh báo từ nhà sản xuất.
- Yêu cầu kết cấu: Đảm bảo thiết kế đúng tiêu chuẩn, bao gồm các thành phần như khoảng trống, kết cấu kim loại, buồng điều khiển, lan can, và sàn thao tác.
- Hệ thống cơ khí: Các bộ phận như dây dẫn động, cáp, xích, cụm móc cẩu, và phanh phải tuân thủ yêu cầu kỹ thuật.
- Thiết bị thủy lực: Đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thiết bị nâng hạ về áp suất và an toàn vận hành.
- Hệ thống an toàn: Các cơ cấu di chuyển, chống quá tải, chống lật, và thiết bị cảnh báo phải hoạt động hiệu quả.
Nếu có bất kỳ thay đổi hoặc bổ sung nào trong các quy định trên, việc áp dụng sẽ được thực hiện theo các văn bản mới nhất.
Xem thêm:
Tiêu chuẩn an toàn thiết bị nâng hạ sản xuất và nhập khẩu:
Thiết bị sản xuất trong nước:
- Cần có đủ hồ sơ kỹ thuật gốc.
- Phải được công bố hoặc chứng nhận hợp quy.
- Dấu hợp quy phải được gắn trước khi thiết bị được lưu thông trên thị trường.
Thiết bị nhập khẩu:
- Yêu cầu có hồ sơ kỹ thuật gốc đầy đủ.
- Chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định hoặc tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia công nhận.
- Kiểm tra thiết bị theo trình tự, thủ tục quy định; vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Quy định khi thiết bị lưu thông trên thị trường:
Các đơn vị bán, lắp đặt thiết bị nâng hạ phải tuân thủ tiêu chuẩn an toàn thiết bị nâng hạ như sau:
- Tuân thủ đầy đủ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia trong suốt quá trình bảo quản và sử dụng thiết bị.
- Chỉ lắp đặt thiết bị khi:
- Có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật gốc.
- Đã được chứng nhận hợp quy.
- Với hàng nhập khẩu, cần có hồ sơ hoàn thành thủ tục hải quan.
- Thiết bị đồng bộ hoặc sản xuất theo dây chuyền hợp tác giữa các bên.
Yêu cầu đối với đơn vị cung ứng và lắp đặt:
- Phải là tổ chức/cá nhân có giấy phép hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực này.
- Đội ngũ kỹ sư, nhân viên phải được đào tạo bài bản, có thẻ an toàn lao động.
- Thực hiện theo đúng các hướng dẫn, quy định từ nhà sản xuất và hồ sơ kỹ thuật gốc.
Với các tiêu chuẩn an toàn thiết bị nâng hạ này, thiết bị nâng hạ không chỉ đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng mà còn đáp ứng các yêu cầu pháp lý và kỹ thuật tại Việt Nam.
Việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thiết bị nâng hạ không chỉ bảo vệ sự an toàn cho con người mà còn đảm bảo hoạt động kinh doanh được vận hành đúng quy trình và hiệu quả. Các doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật các tiêu chuẩn mới nhất để đảm bảo độ tin cậy và nâng cao hiệu suất lao động.
Xem thêm: