Bất cứ một đất nước, quốc gia nào cũng đều có những quy định về hàng cấm. Ở Việt Nam cũng vậy, pháp luật nước ta từ lâu đã đề ra các nghị định, chính sách cấm buôn bán đối với một số mặt hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hàng cấm là gì, hàng quốc cấm là gì để tránh gây vi phạm pháp luật. Vậy thì đừng bỏ lỡ những nội dung dưới đây của xecauxuanmuoi chúng tôi nhé!
Mục lục
Hàng cấm là gì? Hàng quốc cấm là gì?
Hàng cấm là những mặt hàng bị cấm kinh doanh, trao đổi buôn bán dưới bất cứ hình thức nào. Những mặt hàng nằm trong danh sách hàng cấm là vì chúng có thể gây ra nhiều hậu quả xấu cho xã hội, môi trường và nền kinh tế của đất nước.
Hàng quốc cấm là những mặt hàng bị cấm vận chuyển, buôn bán, sản xuất và tiêu thụ theo các danh mục quy định của nhà nước Việt Nam. Tất cả đều được ghi rõ rại khoản 6 điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP.
Pháp luật Việt Nam cấm buôn bán trái phép các loại vũ khí đạn dược
Vậy cơ sở nào để xác định đó là hàng cấm?
Cơ sở để xác định những mặt hàng này là hàng cấm sẽ dựa trên mức độ gây hại đến an toàn xã hội, trật tự an ninh, nguy hại sức khỏe con người và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Việc xác định và quy định hàng cấm được tuân thủ dựa theo pháp luật và công ước quôc tế của mỗi quốc gia và nó sẽ thay đổi theo thời gian.
Bởi vì có những mặt hàng ở nước này là hợp pháp nhưng khi sang nước khác thì bị liệt vào danh sách hàng cấm. Vậy nên, cá nhân, khách hàng và người kinh doanh cần nắm rõ các kiến thức cơ bản này để tránh bị xử phạt.
Danh sách các mặt hàng cấm và quốc cấm bạn cần biết
Dưới đây là những mặt hàng cấm và quốc cấm bạn không được phép mua bán, kinh doanh:
- Vũ khí đạn dược, vật liệu gây nổ.
- Các chất ma túy.
- Khí tài, trang thiết bị kỹ thuật và phương tiện dùng trong quân sự, công an và quan trang.
- Các hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường theo công ước quốc tế.
- Thuốc lá, xì gà hoặc các dạng thuốc lá chứa thành phần khác được nhập lậu.
- Các loại pháo nổ
- Thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số.
- Động vật, thực vật hoang dã gồm cả vật sống hay các bộ phận của chúng đã được chế biến thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Các loại văn hóa phẩm cấm lưu hành và phổ biến ở Việt Nam.
- Các loại ô tô hay các bộ linh kiện lắp ráp ô tô đã bị đục sửa, tẩy xóa, đóng lại số động cơ, số khung…
- Các phương tiện vẩn tải tay lái bên trái.
- Cấm khai thác thủy hải sản hoặc thủy hải sản có dư lượng chất độc vượt quá mức cho phép.
- Vật tư, vật liệu và hàng tiêu dùng đã qua sử dụng.
- Các loại phân bón không nằm trong danh mục kinh doanh, sản xuất và sử dụng tại Việt Nam.
- Giống cây trồng gây hại đến hệ sinh thái, môi trường và sức khỏe con người.
- Tất cả giống vật nuôi gây hại đến nguồn gen vật nuôi, sức khỏe con người, ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái hay các loại khoáng sản độc hại, đặc biệt.
- Các xuất bản phẩm không được lưu hành tại Việt Nam. Tem bưu chính thuộc danh mục cấm trao đổi, trưng bày, tuyên truyền và kinh doanh theo quy định của luật Bưu chính Việt Nam.
Cấm lưu hành những chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống
Những hình thức phạm tội hàng cấm cần tránh
Vận chuyển hàng cấm là hành vi chuyển hàng từ nơi này đến nơi khác trái quy định. Hình thức vận chuyển có thể gián tiếp gừi từ địa điểm này đến địa điểm khác bằng các đường giao thông hoặc có thể mang trực tiếp.
Sản xuất hàng cấm chính là hành động làm ra hàng cấm, bao gồm việc lắp ráp những bộ phận hàng hóa theo từng tác dụng của mặt hàng đó hoặc hoàn toàn làm mới. Người sản xuất có thể tham gia vào cả quá trình hoặc chỉ một công đoạn làm ra hàng cấm.
Tàng trữ hàng cấm là hành động giữ hàng cấm ở bất cứ địa điểm nào một cách trái pháp luật. Nơi tàng trữ có thể là nhà ở, chỗ làm việc, mang theo trên người, trong hành lý hay ở một vị trí nào khác. Thời gian tàng trữ ngắn hay dài không ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Buôn bán kinh doanh hàng cấm là hành vi mua bán dưới tất cả các hình thức. Khi truy cứu trách nhiệm pháp lý sẽ không vì một trong hai hành vi mua và bán hàng cấm sẽ được giảm tội trạng mà đều bị truy tố như nhau.
Nếu bạn phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 3 – 10 năm:
- Lợi dụng quyền hạn, chức vụ.
- Phạm tội có tổ chức.
- Phạm tội có tính chuyên nghiệp.
- Lợi dụng danh nghĩa tổ chức, cơ quan.
- Kinh doanh, buôn bán hàng phạm pháp số lượng lớn hoặc thu lợi bất chính rất lớn.
- Phạm tội tái phạm nguy hiểm.
Pháo nổ thuộc danh sách các mặt hàng cấm lưu hành
Với những chia sẻ của xecauxaunmuoi về hàng cấm là gì, hàng quốc cấm là gì trên đây. Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hai khái niệm này và sớm bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc sử dụng các mặt hàng theo đúng quy định của pháp luật.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
Xe Cẩu Xuân Mười
– Địa chỉ: 16/4F ấp Mỹ Hòa 1, Xã Trung Chánh, Huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh
– Hotline / Zalo: 0908 828 115
0938 828 115
– Email: muoixuanpp@gmail.com